Welcome, visitor! [ Register | LoginRSS Feed

Nhượng quyền thương hiệu là gì? – Giải đáp dễ hiểu và mới nhất

| Tin Tức | 31/12/2022

chuyển nhượng là gì tuiriviu

Bạn đã từng nghe nhiều về “Nhượng quyền cửa hàng”. “Nhượng quyền thương hiệu” mà không biết chính xác nó là gì? Đừng lo hãy cùng sangngay tìm hiểu nhanh về hình thức kinh doanh nhượng quyền. Phân loại và ưu nhược điểm của từng loại nhượng quyền đang phổ biến hiện nay nhé!

Nhượng quyền là gì?

Theo sangngay tìm hiểu thì nhượng quyền kinh doanh (Franchise) là sự cho phép bên tiếp nhận nhượng quyền (có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức) thực hiện quyền cung cấp hàng hoá hay dịch vụ. Bằng hình thức và phương pháp hoạt động đã được thỏa thuận theo hợp đồng. Có thể là chuyển quyền ở một thời điểm. Hay một khu vực cụ thể nào đấy trong một khoảng thời gian nhất định. Nhằm hưởng một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó trên doanh thu hay lợi tức. 

Trong đó bên chuyển quyền (franchisor) phải cam kết cung ứng đúng. Và đầy đủ các sản phẩm trên thỏa thuận. Cũng như khuyến khích thành viên tham gia hệ thống. Đồng thời bên được nhượng quyền (franchise) sẽ bảo đảm thực hiện theo tất cả những khuôn mẫu. Tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống. Bao gồm cách thức trưng bày, quảng cáo, quy trình vận hành và nhiều dịch vụ khác. Mô hình kinh doanh theo kiểu này sẽ đảm bảo mỗi thành viên trong hệ thống đồng bộ về hình thức và nội dung. Cũng như luôn cam kết với người tiêu dùng thông qua sự nhận biết hệ thống. Thông qua các tiêu chuẩn của hàng hoá, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán cụ thể nào trong hệ thống.

Những loại mô hình nhượng quyền tiêu biểu hiện nay

Chọn loại hình nhượng quyền nào phù hợp với chúng ta nhất? Trước hết hãy hiểu rõ các khái niệm về từng loại mô hình nhượng quyền.

 Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

Đây là một trong những mô hình vô cùng nổi bật đặc biệt là kinh doanh trong thị trường F&B. Hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý này sẽ cung cấp các hình thức kinh doanh và thương hiệu. Bên cạnh đó mô hình này cũng cung cấp dịch vụ quản lý. Cũng như xây dựng bộ phận điều hành nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Mô hình nhượng quyền có đầu tư vốn (equity franchise)

Ngoài việc nhượng quyền cho bên nhận nhượng quyền. Bên nhượng quyền cũng sẽ bỏ một số vốn đầu tư nhỏ vào công ty nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền kiểm soát được tình hình kinh doanh. Và có tiếng nói đối với việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Mô hình nhượng quyền này được biết đến như mô hình nhượng quyền “trọn gói”. Đối với mô hình này khi nhượng quyền bên cung cấp phải cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng bốn mảng chính trong mô hình kinh doanh của mình, bao gồm:

  • Hệ thống chiến lược, mô hình và quy mô
  • Bí quyết công nghệ sản xuất kinh doanh
  • Quy trình vận hành được chuẩn hóa
  • Chính sách quản lý
  • Nội dung đào tạo, quy định vận hành nhân lực
  • Hỗ trợ khai trương, kiểm soát, tiếp thị và quảng cáo
  • Có thẩm quyền sử dụng sản phẩm và dịch vụ thuộc về thương hiệu

Thông thường bên nhận nhượng quyền nếu kéo dài hợp đồng sẽ phải chi trả thêm hai khoảng phí bao gồm phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

Mô hình nhượng quyền này được hiểu là bên nhượng quyền sẽ chỉ nhượng quyền một phần nhỏ trong mô hình kinh doanh của mình như:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm

Bên mua không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Thay vào đó chỉ tập trung vào khâu phân phối và bán lẻ ra thị trường.

  • Nhượng quyền thông thức sản xuất và tiếp thị

Bên bán sẽ cung cấp quyền kinh doanh. Cũng như hỗ trợ các hoạt động quảng bá, vận hành cũng như tiếp thị.

  • Nhượng quyền sử dụng thương hiệu

Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao. Phổ biến với loại hình tư vấn kinh doanh và pháp lý.

Khi thực hiện mô hình nhượng quyền này bên bán sẽ không giám sát. Cũng như cũng không can thiệp quá nhiều vào khâu vận hành, sản xuất. Vì mục đích của bên bán chủ yếu là muốn tạo độ phủ sóng cho thương hiệu. Nhằm tăng doanh thu cũng như tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền

Đa dạng mô hình kinh doanh nhượng quyền điều đó cũng phản ánh được sự đa dạng của thị trường Việt Nam hiện nay. Nhưng bạn có biết ưu nhược điểm của các mô hình này là gì không? Nếu chưa biết hãy cùng sangngay tìm hiểu ngay nhé!

Về ưu điểm

  • Giảm thiểu thời gian xây dựng và phát triển thương hiệu. Thay vào đó có thể tập trung nguồn lực và vốn vào vận hành kinh doanh.
  • Chất lượng các sản phẩm cũng như dịch vụ được cung cấp đến khách hàng luôn đồng nhất.
  • Quy trình được hệ thống hóa để tạo nên sự đồng nhất. Từ khâu thiết lập quán, thuê và đào tạo nhân viên,…Điều này sẽ giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn cũng như dễ giải quyết khi gặp sự cố phát sinh.
  • Được nhận sự hỗ trợ từ người bán về việc pháp lý, marketing,…

Về nhược điểm

  • Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu sẽ khiến các bên nhận nhượng quyền sẽ dễ mất hợp đồng chuyển nhượng. Chỉ khi không đáp ứng được các điều kiện đặt ra từ người bán.
  • Độ phổ biến thương hiệu càng cao thì các rủi ro do kinh doanh theo chuỗi hệ thống sẽ càng lớn. Chỉ cần một cửa hàng chi nhánh khác bị ảnh hưởng thì việc đó cũng vô tình làm các chi nhánh khác sẽ nhận phản hồi tiêu cực.
  • Cạnh tranh trong chuỗi là điều không tránh khỏi đối với mô hình kinh doanh này.
  • Khi nhận nhượng quyền thương hiệu thì mọi thứ đã được định sẵn cho bên mua. Vì thế các chính sách khi được ban hành sẽ không chứa nhiều sự sáng tạo để phù hợp với khu vực kinh doanh của cửa hàng bạn.

Rủi ro pháp lý khi nhượng quyền thương hiệu

Để có thể tiến hành việc mua bán thương hiệu hay quyền sử dụng thương hiệu. Thì thủ tục pháp lý ký kết giữa hai bên để tìm sự thống nhất trong giao dịch là vô cùng quan trọng. Nhượng quyền thương hiệu là gì và rủi ro là gì? Cùng sangngay tìm hiểu nào

  • Đặc biệt cẩn trọng với quyền và nghĩa vụ được liệt kê trong hợp đồng vì khi người mua không đáp ứng được trong quá trình đã kinh doanh thì vẫn sẽ bị hủy hợp đồng theo pháp lý.
  • Hồ sơ pháp lý phải rõ ràng từ hai phía để tránh phát sinh mâu thuẫn giữa các bên đặc biệt là với mô hình chuyển nhượng bán phần.
  • Sự phát sinh các nhu cầu kinh doanh ngoài dự kiến sẽ là điều không tránh khỏi nên nếu không đủ kiến thức và trình độ hãy thuê ngay một đơn vị trung gian tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sự phát sinh ngoài dữ kiện được liệt kê trong hợp đồng.

Các thương hiệu nhượng quyền tại việt nam 

Nhượng quyền thương hiệu là gì mà có rất nhiều thương hiệu đua nhau nhượng quyền nhỉ? Hơn 60% các thương hiệu đang kinh doanh trên thị trường đều đến từ mô hình chuyển nhượng kinh doanh, thương hiệu. Sau đây sangngay sẽ điểm nhanh qua các thương hiệu tiên phong trong mô hình này nhé !

Nhượng quyền highland

Thương hiệu tiên phong về mảng thức uống truyền thống cà phê. Nhượng quyền highland tính đến thời điểm hiện tại vẫn được đánh giá là một “brand” lớn mạnh với độ phủ sóng mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Việc mở rộng quy mô cửa hàng cũng đồng nghĩa với sự yêu thích của khách hàng ngày càng tăng. Chính vì vậy việc chọn Highland để kinh doanh luôn ý tưởng tiên quyết trong kế hoạch kinh doanh của những doanh nhân.

Nhượng quyền mixue

Một thương hiệu không còn mấy xa lạ đối với các tín đồ chuộng ngọt – Mixue. Không chỉ mang lại các sản phẩm thân thuộc và dễ tiếp cận với công chúng như trà sữa, kem tươi. Bên cạnh đó thương hiệu này còn mang lại tiềm năng kinh doanh hoàn vốn siêu nhanh với mức chi phí đầu tư siêu “mềm”. Vì vậy nhượng quyền Mixue cũng rất có tiềm năng đấy

Nhượng quyền bò né 3 ngon

Bít tết Việt Nam là danh từ chung để miêu tả thương hiệu đình đám Bò né 3 ngon. Nhắc về thương hiệu này chúng ta chẳng thể quên hình ảnh những miếng thịt thơm lừng trên cái chảo nóng hổi ăn kèm với trứng ốp la và pate nhấm nháp trong bánh mì theo chuẩn hương vị Việt. Nhượng quyền bò né 3 ngon không chỉ đóng góp cho thị trường nền ẩm thực đa dạng. Mà còn giúp cho những nhà kinh doanh nhượng quyền mô hình này có thể dễ dàng tạo ra nguồn thu ổn định trên thị trường cạnh tranh gay gắt F&B.

Nhượng quyền circle k

Circle K cũng là mô hình rất quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ hssv và dân văn phòng. Đồ uống cùng các món ăn vặt ngon mà thương hiệu này mang lại đã làm tan chảy nhiều trái tim. Circle K cũng có cho mình lượng khách hàng trung thành nhất định. Và bạn chọn nhượng quyền circle k cũng là một ý tưởng rất hay rất đáng thử nghiệm đấy!

Nhượng quyền kfc

Mô hình thức ăn nhanh một trong những mô hình vô cùng được ưa chuộng của hầu hết mọi người. Tiên phong trong mãng kinh doanh này KFC chính là cái tên không thể nào bỏ qua. Với hơn 20.000 cửa hàng khắp quốc gia và hơn 200 cửa hàng phủ sóng khắp Việt Nam. Nên không khó để thấy được tiềm năng kinh doanh và phát triển của thương hiệu này. Vì vậy, nếu yêu thích các món gà rán fast food. Ngại gì mà không thử nhượng quyền kfc bạn nhỉ?

Cần chuẩn bị gì trước khi nhượng quyền 

Thị trường nhượng quyền đang dần trở nên sôi động tại Việt Nam. Đặc biệt là trước làn sóng mở cửa thị trường thương mại tự do Đông Nam Á. Vậy làm sao để giảm thiểu rủi ro đối với mô hình kinh doanh này ? Hãy cùng sangngay điểm qua các yếu tố bạn cần chuẩn bị trước khi nhượng quyền nhé ! 

Lựa chọn thương hiệu phù hợp

Không phải bất kỳ thương hiệu nào nổi tiếng đề có khả năng thành công tại thị trường Việt. Vì mỗi một thương hiệu sẽ tương ứng với các mô hình dịch vụ khác nhau do vậy quyết định đâu là thương hiệu thích hợp cũng là vấn đề quan trọng. Hiện nay các lĩnh vực sở hữu mức độ nhượng quyền cao nhất chính là thực phẩm – thức ăn (F&B), bán lẻ và dịch vụ.

Để xác định được đâu là thương hiệu kinh doanh khả thi nhất, hãy đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Sản phẩm/ dịch vụ phải có điểm độc đáo để tạo ra sự khác biệt. Nhằm tăng khả năng nhận diện và tính cạnh tranh trong thị trường.
  • Đối tượng khách hàng mà thương hiệu nhắm đến phải chiếm tỷ lệ cao trong thị trường.
  • Thương hiệu được nhượng quyền phải vẫn chắc vì trong nhượng quyền người mua không chỉ mua quyền sử dụng thương hiệu. Mà họ còn mong muốn mua kiến thức, kinh nghiệm quản trị và đặc biệt là giá trị thương hiệu.
  • Mô hình kinh doanh phải có khả năng nhân rộng. Bí quyết cốt lõi của doanh nghiệp phải chuyển đổi được thành hệ thống đào tạo cho các đối tác khác nhau.

Khả năng xây dựng và tái cấu trúc doanh nghiệp

Theo bà Nguyễn Phi Vân (Tổng giám đốc World Franchise Associates Đông Nam Á) đánh giá. “Nhượng quyền là cuộc chơi của tầm nhìn rộng. Hôm nay xây dựng nhưng vài năm sau mới khai thác lợi nhuận được”. Cho nên sau khi đã mua nhượng quyền hãy tập trung tài-lực để ổn định tài chính và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trước. Các thông tin như chi phí đầu tư, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn…Tất cả đề cần công khai minh bạch trước với đối tác để cả hai có thể chuẩn bị cho những phương án tài chính trong tương lai.

Vốn – Chi phí

Trước mọi bài toán kinh tế Vốn và chi phí luôn là yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Nên xác định rõ về khả năng về tài chính như có đủ nguồn vốn ổn định không, đủ khả năng “cầm cự” trong giai đoạn hoàn vốn hay không? Về khả năng thì tất cả bên liên quan đến quá trình kinh doanh của đối tác có đồng quan điểm. Và sẵn sàng hỗ trợ tài chính hay không? Tất cả nên thiết lập rõ ràng vào các bảng kế toán nhằm rõ ràng các nguồn thu – chi trong quá trình kinh doanh.

Mặt bằng kinh doanh

Địa điểm kinh doanh được xem như là “vẻ đẹp của thương hiệu” . Dù thương hiệu có mạnh và uy tín nhưng lựa chọn nhầm địa điểm. Hoặc địa điểm không phù hợp cũng có thể làm tất cả danh tiếng sẽ phải huỷ bỏ theo. Cho nên khi lựa chọn địa điểm kinh doanh hãy ưu tiên chọn các mặt bằng nằm ở tuyến đường thuận tiện. Gần khu dân cư hay gần các địa điểm tập trung đông người như trường học, siêu thị, bệnh viện,… Để có thể bắt đầu kinh doanh.

>>> Tham khảo ngay mặt bằng kinh doanh giá rẻ 

Nhân sự

Bên cạnh nghiên cứu thật kỹ chiến lược phát triển thì chiến lược nhân lực cũng là thành phần then chốt đảm bảo sự “sống sót” của công ty trong quá trình hoạt động dài lâu. Doanh nghiệp cần có những chuyên viên về tài chính, marketing để tập huấn cho nhân viên. Cũng như nhận hỗ quản lý của đối tác mua nhượng quyền. Nhượng quyền thương hiệu là gì có liên quan đến nhân sự không? Rất liên quan và rất quan trọng nhé!

Và đấy là những thông tin về nhượng quyền thương hiệu là gì mà sangngay đã tổng hợp cho bạn. Sangngay mong rằng những thông tin đó có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin. Cũng như kiến thức trước khi bắt đầu hành trình kinh doanh riêng của mình. 

Hãy theo dõi tin tức trên kênh Sangngay.com để biết thêm được nhiều kiến thức và thông tin hữu ích vềnhượng quyền thương hiệu là gì nhé


Trang Web Đăng Tin Sang Quán – Cửa hàng số 1 Việt Nam
Đăng liền tay – Sang liền ngay
Sangngay.com

427 lượt xem

Leave a Reply